Search Intent là gì? Cách phân tích Searcher Intent giúp SEO on top

Một khái niệm mà bạn cần nắm rõ trong quá trình phân tích từ khóa seo, đó chính là search intent.

Có một sự thật là, nếu không đáp ứng được ý định tìm kiếm, tức là search intent của người dùng, bạn sẽ không được xếp hạng cao trong kết quả của công cụ tìm kiếm. Đây là một lời khẳng định đã được xác nhận bởi các chuyên gia của google.

Nếu bạn mới bắt đầu làm quen với Seo, bài viết này là dành cho bạn. Sẽ có hai vấn đề được làm rõ trong bài viết.

  • Khái niệm search intent là gì và sự ảnh hưởng của nó đến hiệu quả seo?
  • Cách phân tích ý định tìm kiếm của người dùng để tối ưu hóa nội dung, giúp website của bạn on top nhanh chóng.

Nếu bạn đã biết đến search intent là gì, bạn có thể bỏ qua phần này và trực tiếp đọc phần phân tích search intent (ý định người dùng).

search intent
Phân tích ý định người dùng là khâu quan trọng trong tiến trình SEO

Search intent – Ý định người dùng là gì?

Khái niệm

Search intent dịch ra là mục đích tìm kiếm hay còn được gọi là “Ý định của người dùng”: là mục tiêu chính của người dùng khi nhập truy vấn vào công cụ tìm kiếm.

Tại sao Mục đích Tìm kiếm lại Quan trọng?

Nói một cách đơn giản: Đáp ứng mục đích tìm kiếm cuối cùng là mục tiêu số 1 của Google.

Mục đích tìm kiếm là lý do mọi người đang tìm kiếm một từ khóa. Có thể có một vài lý do khiến ai đó có thể đang tìm kiếm thứ gì đó trên Google. Có thể là một câu trả lời cho một câu hỏi, hay tìm kiếm một trang web cụ thể nào đó, hay tìm mua một cái gì đó.

Bạn cũng là một người dùng và bạn hẳn cũng biết rằng Google đã hiểu khá tốt mục đích của các tìm kiếm vì nó có thể trả về những kết quả có thể hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của bạn khi tìm kiếm.

Ở góc độ tổng quan, google muốn giữ chân người dùng thì họ sẽ càng quan tâm đến việc đáp ứng các nhu cầu của người dùng, và khi website nào có thể đảm bảo điều đó, nó sẽ muốn xếp hạng cao cho trang web đó. Vì vậy, nếu bạn muốn thành công với Seo, mục đích tìm kiếm cần phải là một phần quan trọng trong cách tiếp cận của bạn.

Các loại mục đích tìm kiếm

Có một 4 loại mục đích tìm kiếm cơ bản nhất hiện nay

  • Mục đích cung cấp thông tin: Những người tìm kiếm thông tin, họ sẽ sử dụng các từ như: như thế nào, cái gì, tại sao, khi nào, v.v.
  • Mục đích điều hướng: Những người cố gắng tìm một trang web cụ thể, họ sẽ sử dụng các từ liên quan đến dịch vụ / sản phẩm bạn cung cấp và có thể là tên thương hiệu của bạn.
  • Mục đích giao dịch: Những người muốn mua hàng, họ sẽ sử dụng các từ như: mua, chi phí, định giá, giá rẻ, v.v.
  • Điều tra thương mại: Những người đang nghiên cứu trước khi mua hàng, họ sẽ sử dụng các từ như: tốt nhất & so với (để so sánh các sản phẩm), v.v.

Bạn có thể tự hỏi rằng.

Làm cách nào để Google biết rằng một trang web hay một bài viết phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng?

Câu trả lời là họ sẽ xem xét cách mọi người tương tác với bảng kết quả tìm kiếm (SERPs). Nói cách khác, họ có thể biết liệu người dùng có yêu thích một kết quả tìm kiếm cụ thể hay không, thời gian ở lại trên website, cách người dùng tương tác với nội dung. Và nếu các thuật toán đo lường được rằng kết quả tìm kiếm KHÔNG phù hợp với một từ khóa, họ sẽ hạ thứ hạng từ khóa đó, và bạn sẽ không được xếp hạng nếu nội dung của bạn không phải là những gì mà khách hàng của bạn đang muốn tìm kiếm.

search intent
Bảng kết quả tìm kiếm (SERPs) sẽ cho bạn biết nhiều điều về khách hàng của bạn.

Cách phân tích ý định tìm kiếm của người dùng

Khi bạn đã biết được ý định tìm kiếm của người dùng là rất quan trọng. Vậy làm thế nào để biết được mục đích thực sự của một người qua từ khóa mà họ sử dụng. Câu trả lời chính là hãy tham khảo những đối thủ cạnh tranh về seo của bạn. Lưu ý là những đối thủ về seo nhé. Chúng ta có thể tạm thời bỏ qua những đối thủ trên thị trường offline.

Bạn luôn phải phân tích từ khóa trước khi lựa chọn từ khóa để SEO, và trong bước này đừng quên rằng:

Nghiên cứu từ khóa không chỉ là tìm các từ khóa phổ biến để nhắm mục tiêu. Và cũng không đơn giản là xác định các từ và cụm từ khóa có mức cạnh tranh thấp để tìm kiếm cơ hội xếp hạng nhanh nhất có thể. Một ý nghĩa cực kỳ quan trọng mà bạn không thể bỏ qua, chính là nghiên cứu từ khóa nhằm hiểu được mục đích, ý định tìm kiếm của người dùng, từ đó lên kế hoạch tối ưu hóa nội dung, tăng trải nghiệm khách hàng, giúp website của bạn on top nhanh chóng.

search intent
Mượn sự thông minh của google để hiểu hơn về ý định tìm kiếm của người dùng

Vậy cách hiệu quả nhất để phân tích ý định tìm kiếm của người dùng chính là kiểm tra kết quả tìm kiếm của từ khóa bạn nhắm mục tiêu trên google. Mười kết quả không trả tiền ở trang đầu tiên của google sẽ là một tư liệu tham khảo tốt nhất cho bạn về những ý định của người dùng khi tìm từ khóa đó. Và với cách đó bạn cũng tìm được những đối thủ hàng đầu của mình trong Seo.

Có rất nhiều từ khóa không hề thể hiện rõ được mục đích người dùng trên câu chữ của từ khóa, và cách vận dụng những kết quả đã được google đánh giá sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian nhưng lại mang lại hiệu quả cao. Như chúng ta đã nói thì google sử dụng các thuật toán để đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu của người dùng của các trang/website. Vậy những kết quả hàng đầu chính là kết quả mà google đã sàn lọc. Những nội dung mà họ đề cập đến có thể là những gì mà khách hàng đang quan tâm. Việc của bạn là xem xét, phân tích và cố gắng xây dựng nội dung tốt hơn họ.

Mỗi phần tử trong SERPs đều cung cấp cho chúng ta một manh mối về mục đích tìm kiếm. Nhưng hãy nhớ chú ý các loại kết quả khác nhau khi phân tích.Gồm kết quả là quảng cáo trả tiền, nội dung không phải trả tiền và Kết quả sơ đồ tri thức. Và các bạn biết đấy, sự khác biệt và độc đáo về nội dung là yếu tố quan trọng không kém để bạn có thể cạnh tranh với những đối thủ cũng đang làm seo, thậm chí là làm trước bạn rất lâu.

Dưới đây một video nói về search intent, hãy xem nó nếu bạn đang muốn tìm hiểu về seo cơ bản nhé.

Kanmar

KANmar

Xin Chào! KANmar là một Agency chuyên cung cấp các giải pháp Digital Marketing. Website buildbrandon.com được KANmar xây dựng và phát triển với mục đích mang đến những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về Digital Marketing và Digital Branding cho các marketer và những ai đang muốn kinh doanh một cách hiệu quả.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Nhấn ESC để đóng