Nội dung
Content Marketing cho người mới bắt đầu: Phần 1: 101 cách cải thiện chất lượng.
Hẳn bạn không xa lạ gì khi thường xuyên nghe cụm từ “Content is King”, nó là một lời khẳng định về mối quan hệ, tính hiệu quả, lợi ích và vai trò của content trong các chiến dịch Online Marketing. Nhưng để những người mới bắt đầu viết content có thể nắm bắt được hết những yêu cầu, đòi hỏi về chất lượng, hiểu các chỉ số đánh giá và hiệu quả thực sự của content khi triển khai thực tế thì rất khó.
Nếu bạn là người mới đang trong quá trình tìm hiểu cách viết và cách cải thiện chất lượng content marketing, thì một lộ trình tổng quan, cơ bản và đầy đủ các bước sẽ giúp bạn phần nào xác định hướng đi của mình.
Bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ 4 nội dung chính sau:
- Triển khai đúng mục đích của content marketing.
- Xác định đúng đối tượng khách hàng.
- Vận dụng được công thức viết content đã học.
- Cách tạo cảm xúc cho content trong Online Marketing.
Cách giúp bạn viết content đúng mục tiêu
Bạn có nhìn nhận content ở vai trò tổng thể?
Ở một mức độ nào đó thì ai cũng hiểu content có vai trò truyền đạt thông tin đến khách hàng mục tiêu. Nhưng, khi bạn bắt tay vào viết một bài viết, bạn có thực sự nhìn nhận nó ở một vai trò lớn hơn là Marketing hay chỉ đang viết theo cảm tính không định hướng.
Hãy xét nó với vai trò lớn hơn rằng: Content bạn viết ra là tất cả ý tưởng, là chiến dịch quảng cáo, là hình ảnh, là mọi thứ liên quan tới Marketing. Và không thể phủ nhận rằng, content chính là cách bạn đang bán hàng, rộng hơn thì nó là thương mại. Để xác định được phần này, bạn chỉ cần chú ý đến 3 mục đích:
- Truyền đạt hình ảnh và đặc điểm của thương hiệu.
- Truyền đạt tinh thần của thương hiệu.
- Thúc đẩy tuyên truyền thương hiệu.
Khi đã nắm được vai trò tổng thể của content trong marketing, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận được với cách viết content phù hợp với từng dự án, từng chiến dịch. Và, quan trọng hơn khi bạn nhìn nhận ở phương diện tổng thể, bạn sẽ dễ nắm bắt được điểm mấu chốt của kế hoạch mà không cần lo lắng phải bắt đầu từ đâu.
Định hướng tư duy về cách viết content marketing thu hút
Như ở bài viết trước: chúng tôi đã chỉ ra chi tiết cách giúp bạn định hướng được việc viết content đúng và hiệu quả bằng việc xác định điều muốn nói với khách hàng, xác định đối tượng mục tiêu, cách trò chuyện với họ như thế nào là hợp lý. Bạn có thể tham khảo chi tiết qua bài viết: 10 lưu ý giúp bạn viết Content Marketing khiến ai cũng muốn đọc
Việc xác định “được” đối tượng khách hàng mục tiêu, khác với việc xác định “đúng” đối tượng mục tiêu. Đây là một trong những điều kiện để bạn đánh giá content được viết ra có hiệu quả hay không, có mang lại thành công cho dự án hay một chiến dịch marketing của doanh nghiệp chưa.
6 yếu tố cần có để xác định đúng đối tượng content marketing mục tiêu
Trong thực tế, yêu cầu xác định đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ khiến bạn khá mơ hồ nếu bạn không đủ am hiểu về sản phẩm, chủ đề bạn viết. Bạn sẽ bắt gặp những sản phẩm, hoặc dịch vụ mà… ai xài cũng được. Vậy, lúc đó phải làm như thế nào, phải dùng cách thức gì để làm rõ đối tượng mà bạn nhắm đến ở phân khúc nào, chân dung ra sao? Trước tiên, hãy nghiên cứu dựa trên 6 yếu tố sau:
- Đặc điểm của khách hàng mục tiêu, bao gồm: Giới tính, độ tuổi, mức thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn, khu vực họ sinh sống, tình trạng hôn nhân, nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn bán.
- Sở thích và thói quen sẽ bao gồm: họ thích làm gì, mua hàng ở đâu, xem gì trên website, quan tâm điều gì, bài xích cái gì… Ở đây, chúng tôi muốn làm rõ một chút, thông thường bạn sẽ gom phần sở thích vào đặc diểm của khách hàng, nhưng trong thực tế khi viết content marketing thì không nên như vậy. Sở thích và thói quen nói rộng ra đôi khi là giá trị quan của một con người, là một lưu ý vô cùng quan trọng, nó sẽ thể hiện rõ về xu hướng tìm kiếm và điều gì thu hút họ quan tâm đến content của bạn.
- Nhu cầu và sự đáp ứng: Phần này, chúng ta quay lại ở khái niệm mục đích của content. Sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp giải quyết được vấn đề gì cho khách hàng. Hoặc đơn giản là: Bạn bán gì? Và họ mua để làm gì? Phần này giúp làm rõ đặc điểm nổi bật của thương hiệu, nó là yếu tố cạnh tranh, cũng là yếu tố thúc đẩy khách hàng mua hàng, hoặc thu hút content của bạn.
- Liên hệ giữa khách hàng và sản phẩm: Khi bạn phân loại được đối tượng người dùng ở yếu tố đầu tiên, bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều vấn đề phát sinh. Nó sẽ xảy ra các tình huống như: khách hàng đã mua hàng, chưa mua hàng, mua hàng thường xuyên. Mỗi một đối tượng, bạn sẽ phải có cách thức và nội dung riêng để truyền thông đến họ. Bạn không thể đưa một content mang tính giới thiệu chi tiết về chất lượng sản phẩm cho một khách hàng đã sử dụng thường xuyên được. Thay vào đó, hãy tạo các chương trình khuyến mãi cho họ, kích cầu mua sắm. Hãy cho khách hàng biết giữa rất nhiều loại sản phẩm và dịch vụ tương tự, điều gì đặc biệt ở bạn khiến họ lựa chọn.
- Liên hệ giữa khách hàng và thương hiệu: Trong rất nhiều bài viết, chúng tôi luôn nhấn mạnh đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu, điều này sẽ quyết định việc khách hàng có lựa chọn sản phẩm của bạn hay không? Khi xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, đây là yếu tố quan trọng thứ 5, việc họ mua hàng hay không phụ thuộc vào việc họ biết bạn hay không?
Ví dụ: Hãy thử định hướng nội dung với 3 đối tượng sau:
-
Khách hàng chưa biết đến thương hiệu: Cần tập trung vào nội dung như thế nào?
-
Khách hàng đã biết đến thương hiệu: Làm thế nào để họ tin tưởng hơn?
-
Khách hàng đã mua hàng và biết đến thương hiệu: Nội dung triển khai sẽ là gì?
- Điểm thu hút của khách hàng đối với content của bạn: Ở đây, chúng tôi sẽ nhấn mạnh vào content cho online marketing. Phần này bạn có thể tổng hợp 2 yếu tố đầu tiên là “đặc điểm và sở thích của khách hàng”, nó sẽ mô tả chi tiết cho bạn về việc bạn cần nói gì, nói như thế nào với khách hàng của mình thông qua nội dung content. Tiếp theo là 3 yếu tố “nhu cầu, liên hệ giữa khách hàng cùng sản phẩm và thương hiệu.” Nó thể hiện điểm ấn tượng, thu hút thông qua các từ khóa tìm kiếm, trend tìm kiếm.
Khi đã làm rõ được các 6 yếu tố này, bạn sẽ dễ dàng có được chân dung khách hàng mục tiêu, từ đó xác định được điểm chính của content cần triển khai. Đối với người mới, trước khi viết hay bạn hãy nhớ viết đúng và đủ. Điều này sẽ giúp bạn có được góc nhìn sâu và sự am hiểu nhất định về sản phẩm, dịch vụ, mục tiêu thương hiệu mà bạn muốn truyền thông đến với khách hàng.
Bạn có thể liệt kê phân loại theo bảng sau để dễ dàng hình dung hơn:
Vận dụng công thức viết content đã học
Là một người mới bắt đầu, hẳn bạn đã từng tìm hiểu về các công thức viết content marketing thu hút, hoặc những mẹo viết lách và lạc giữa một rừng thông tin mà vẫn không thể tìm được cho bản thân cách thức nào phù hợp, để viết một content được hiệu quả như ý muốn.
Trong phần này, chúng tôi sẽ không nhắc lại hay liệt kê lại những công thức này nữa, mà sẽ đưa ra cách giúp bạn vận dụng các công thức viết đã học một cách triệt để.
Phương pháp: Điểm nổi bật và lợi ích
Bạn có đồng ý rằng khách hàng mua gì cũng quan tâm đến lợi ích và chi phí? Lợi ích về tiền bạc, lợi ích về việc sử dụng, lợi ích về việc thể hiện bản thân khi mua món hàng nào đó với mức giá hời?
Chúng ta sẽ có công thức sau:
ĐIỂM NỔI BẬT + LỢI ÍCH = Content ngắn, các post quảng cáo, chiến dịch marketing ngắn hạn, thúc đẩy bán hàng.
Điểm nổi bật ở đây là thế mạnh của sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu mà bạn có, lợi ích về tiền bạc, về hiệu quả sử dụng, về bất kỳ giá trị gì mà bạn mang lại cho khách hàng của mình.
Các content này thường được dùng để nhắm thẳng vào suy nghĩ của khách hàng, thúc đẩy họ hành động ngay khi đọc được thông điệp bạn đưa ra mà không phải suy nghĩ hay cân nhắc quá nhiều. Nó cực kỳ hiệu quả với các chiến dịch quảng cáo sản phẩm mới, khuyến mãi hoặc kích cầu mua hàng.
Ví dụ:
Phương pháp: Sử dụng đúng bảng từ khóa
Bất kỳ chiến dịch marketing nào, hoặc cách thức bạn truyền thông đến khách hàng như thế nào thì cũng cần một bộ từ khóa mấu chốt nhắm vào nhu cầu của họ. Khi bạn nghiên cứu bộ từ khóa cho content website, bạn sẽ nhận thấy nó có 3 dạng cơ bản:
Từ khóa về đối tượng: Nó sẽ bao gồm những từ khóa liên quan đến phân khúc khách hàng, miêu tả về họ trực tiếp, gián tiếp, hoặc ẩn dụ.
Ví dụ: Các content cho mỹ phẩm sẽ có những từ liên quan đến: độ tuổi, giới tính, trình trạng nơi họ sống và làm việc – môi trường khói bụi, hoặc phòng máy lạnh, người nổi tiếng trong lĩnh vực giải trí,…
Từ khóa thúc đẩy hành động: Đây là nhóm từ khóa bao gồm các hoạt động thiên về cuộc sống hằng ngày, sinh hoạt, nhu cầu của họ. Khi bạn sử dụng nhóm từ khóa này, thường sẽ nhắm vào mục đích cụ thể.
Ví dụ: Content về du lịch sẽ có những thông điệp liên quan đến: hẹn hò, nghỉ ngơi, giải trí, khám phá, ẩm thực, vẻ đẹp,… những từ gắn liền với việc tận hưởng và hưởng thụ.
Từ khóa về tìm kiếm: Đây là nhóm từ khóa thể hiện rõ nhu cầu về việc mua sắm, sử dụng dịch vụ, quan tâm đến chủ đề cụ thể. Nó được sử dụng rất nhiều trong content cho website. Và có rất nhiều người làm content nhầm lẫn từ khóa tìm kiếm của khách hàng với từ khóa sản phẩm hoặc dịch vụ mà thương hiệu cung cấp. Trong thực tế, từ khóa tìm kiếm của khách hàng sử dụng sẽ rất dài và có yếu tố thể hiện nhu cầu cụ thể trong đó.
Ví dụ: Content về dịch vụ thiết kế nội thất. Thường thì những người mới bắt đầu làm content sẽ viết 1 bài giới thiệu về dịch vụ rất lan man rằng nó là gì, lợi ích của nó là gì, đơn vị cũng cấp nào uy tín, địa chỉ ở đâu,… Nhưng, khi khách hàng tìm từ khóa này, họ sẽ thêm rất nhiều yếu tố như bảng giá, loại công trình, khu vực địa lý, chất lượng, thương hiệu nổi tiếng.
Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là với “từ khóa đối tượng và từ khóa thúc đẩy hành động”, bạn dễ dàng vận dụng nội dung thu hút, nhắm đúng vào nhu cầu, sở thích và đặc điểm của khách hàng. Trong các chiến dịch quảng cáo, bạn sẽ dễ tạo được mối liên hệ giữa sản phẩm – khách hàng – thương hiệu.
Còn đối với từ khóa tìm kiếm thường sẽ được viết thành content dài, được xuất bản ở website, báo chí, diễn đàn,… Chúng sẽ khó tiếp cận được người dùng hơn, nên cần bạn nghiên cứu kỹ bộ từ khóa và có kế hoạch content chi tiết.
Phương pháp: Vấn đề và giải quyết
Đây là phương pháp được chia sẻ rất nhiều trong các khóa học và tài liệu, nó chính là công thức PAS huyền thoại: Chỉ ra được nỗi đau của khách hàng và đưa ra cách xoa dịu nó.
Để viết được công thức này một cách hiệu quả, bạn phải tìm ra được điểm nổi bật mà bạn muốn truyền thông, dùng content của bạn chỉ ra được tổng thể vấn đề của khách hàng, dựa vào thông điệp này thu hút sự chú ý của họ, sau đó đưa ra cách giải quyết.
Bạn có thể bắt gặp content dạng này trong các lĩnh vực như: sữa, mỹ phẩm, bảo hiểm, thẩm mỹ, dược, thực phẩm chức năng,…
Phương pháp: Đưa ra hạn mức và hiệu quả giải quyết
Một phương pháp phổ biến cho các content dài, content cho website và tạo sự thu hút bởi điểm nhấn là các con số thống kê. Bạn hẳn là không xa lạ với nó vì đây là công thức STRINGS.
Ví dụ:
Phương pháp viết này rất thu hút người dùng vì nó nhắm thẳng vào nhu cầu và mục tiêu của họ. Nhưng nó rất khó viết, vì nếu bạn không đủ kiến thức và hiểu biết về một lĩnh vực cụ thể, bạn sẽ gặp phải vấn đề lan man trong việc triển khai nội dung.
Có một gợi ý là hãy kết hợp viết một content theo công thức PAS, sau đó dùng công thức STRINGS để viết thêm 1 bài chi tiết nhằm giải quyết triệt để vấn đề mà bạn đặt ra theo nhu cầu của khách hàng.
Phương pháp: Influencer – Đại diện phát ngôn
Mục đích chính của việc dùng người có ảnh hưởng tác động đến content và khách hàng của bạn thường mang yếu tố thúc đẩy sự lan tỏa thương hiệu, tạo dựng được sự tin tưởng của khách hàng. Đối với những chiến dịch bán hàng, điều này còn thúc đẩy doanh số dựa trên danh tiếng của họ.
Đây là một hình thức content khá mới và cần nhiều yếu tố tác động để có thể thành công. Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn về Influencer Marketing.
Phương pháp: Biến AIDA thành câu quotes hay
Đây có lẽ là công thức viết được đưa vào giảng dạy nhiều nhất trong các khóa học và trong các bài viết hướng dẫn viết content marketing. Nhưng bạn có bao giờ thực sự thấy nó hiệu quả trong bài viết của mình chưa?
Có một cách để giảm bớt áp lực và sự nặng nề của công thức viết này là hãy biến nó thành những câu quotes thật hay ho và chất lượng gắn liền với sản phẩm và thương hiệu của bạn. Nó sẽ dễ dàng thu hút khách hàng và khiến họ hứng thú nhiều hơn.
Cùng tham khảo ví dụ sau:
“Một giọt là để làm đẹp. Hai giọt cho người yêu. Ba giọt là đủ để xây dựng nên một cuộc tình.” Đây là một câu rất nổi tiếng của Frederic Malle, người sáng lập thương hiệu Edition de Parfums Frederic Malle.
“Bạn chưa bao giờ thật sự sở hữu chiếc đồng hồ Patek Philippe, bạn chỉ đơn thuần là người trông giữ nó cho thế hệ mai sau.” Patek Philippe.
Xây dựng cảm xúc cho content thông qua Marketing Online
Đối với người mới tiếp xúc với content marketing, bạn thường gặp phải các vấn đề như: cho quá nhiều thông tin vào content, hoặc quá công thức hóa bài viết mà thiếu mất tính cảm xúc. Như đã nói ở đầu bài viết, contet phải gắn liền với tổng thể chiến lược marketing bao gồm cả thương hiệu. Do đó, ý tưởng, hình ảnh, bài viết được thực hiện cần được thể hiện cảm xúc. Nhưng thể hiện sao cho hợp lý, tinh tế mà không bị lan man bởi ngôn từ quá hoa mỹ và không mang lại giá trị thông tin mới là điều cần chú ý.
Bạn có thể tham khảo 3 yếu tố sau:
Trọng tâm thương hiệu
Điểm cốt lõi là sự tương tác liên quan giữa cảm xúc của khách hàng và giá trị content mang lại, bạn có thể tham khảo các từ khóa mấu chốt sau:
- Vui vẻ: Hài hước, dí dỏm, sáng tạo, giải trí, sặc sỡ, thời trang, trẻ trung, tươi tắn,…
- Mạo hiểm: Dũng cảm, thách thức, táo bạo, phá vỡ quy tắc, khiêu khích, khao khát…
- Trầm tư: Thân thiện, chân thành, tích cực, đam mê, thương cảm, xứng đáng,…
- Tầm nhìn: Hiếu kỳ, sáng tạo, thông minh, đương đại, lý tưởng, bản năng, giá trị, giải pháp,…
- Tinh thần: Rung động, năng lượng, sôi nổi, uy tín, tài năng, trí tuệ,…
- Thông điệp: Chiến dịch, tôn trọng, thẳng thắn, lập trường, quan tâm, đạo đức, phi bạo lực,…
- Tự nhiên: Hữu cơ, chất lượng, cây xanh, môi trường, sức khỏe,…
- Văn hóa: Thực tại, vẻ đẹp, sung túc, tự tin, đặc biệt, quý trọng, là chính mình,…
Các content thể hiện những thông điệp này thường sẽ đi kèm với hình ảnh trực quan, hoặc những câu văn miêu tả khơi gợi cảm hứng.
Ví dụ:
Phát triển về hình ảnh
Mặc dù content maketing thường được gán mác “nội dung”, hoặc “bài viết”, nhưng trong thực tế nó sẽ bao gồm cả việc thể hiện hình ảnh và ý tưởng thông qua thiết kế. Phần này, bạn nên đầu tư thêm cho hình ảnh để content của mình được hoàn thiện hơn. Cụ thể, dựa theo bộ nhận diện thương hiệu, tạo thói quen về việc sử dụng màu sắc, font chữ, các thiết kế đồ họa liên quan đến quảng cáo, hình ảnh minh họa cho sản phẩm, dịch vụ, bao bì,…
Điều này đã được khẳng định tạo là tạo ra sự hưởng ứng mang tính cảm xúc trong lòng khách hàng và tạo ưu thế cạnh tranh rất lớn cho thương hiệu.
Thể hiện cảm xúc thực thông qua Marketing Online
Có một sự thật rằng khi bạn ở trong vai trò là người tiêu dùng, bạn sẽ thấy bất kỳ quảng cáo hoặc content nào về giới thiệu sản phẩm hoặc khuyến mãi trên các trang mạng xã hội, hoặc trong các video cũng khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Các content này được triển khai với mục đích thúc đẩy người dùng mua sắm, để thu hút thì người làm content luôn cố gắng tạo cho nó sự ấn tượng, bắt mắt, độc đáo, thậm chí là phóng đại thông tin. Điều này khiến cho các content marketing đánh mất sự chân thành, trung thực, nó khiến người dùng ngày càng tránh xa thông điệp quảng cáo. Vấn đề chính là ngôn ngữ được sử dụng, cùng cách thức phân phối ồ ạt, không kiểm soát khiến content tiến vào không gian riêng tư của khách hàng quá nhiều và bất hợp lý, làm cho khách hàng trở nên phản cảm với quảng cáo.
Vậy, điều bạn cần làm ở đây là viết content theo một cách chân thực nhất. Lời hứa, cam kết chất lượng mà bạn đưa ra trong bài viết phải được thực hiện đầy đủ, và đừng cố thổi phồng mọi thứ lên một cách thái quá.
Bạn không cần phải quá quay cuồng trong việc chạy theo trend, chạy theo các xu hướng mà bạn chưa thực sự nắm bắt và am hiểu về nó.
Đối với người mới bắt đầu công việc content marketing, bạn chỉ cần chú ý đến thương hiệu cảm xúc trong các hoạt động truyền thông, tiếp đến là những phương thức triển khai và cuối cùng là xu hướng phát triển. Một content chân thực, có cảm xúc, có thông điệp rõ ràng, đầy đủ và đúng đối tượng mục tiêu là điều cần thiết trước khi bạn muốn sáng tạo và cải tiến nó.
Cuối cùng, một content marketing thực sự thành công cần thỏa mãn hai yếu tố đối thoại với khách hàng và có được được lòng tin của khách hàng. Khi bạn là người mới bắt đầu, ạn hãy cân nhắc giữa việc gây ấn tượng mạnh với truyền thông xã hội và chuyển sang kết nối cảm xúc giữa khách hàng và thương hiệu.
Với sự phát triển của Marketing Online, content của một thương hiệu được đánh giá cao hay không dựa trên điều kiện nó có bao nhiêu người theo dõi và được chia sẻ bao nhiêu lần.