Nội dung
Với sự bùng nổ của internet thì các nền tảng mạng xã hội đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta.
Social media marketing bắt đầu được các doanh nghiệp khai thác nhằm gặt hái hiệu quả về khách hàng và độ nhận diện thương hiệu.
Nhằm giúp các marketer mới có cái nhìn tổng thể nhất về social media marketing, bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết về khái niệm, ưu nhược điểm, loại hình tiếp thị, chỉ số và cách thức thực hiện marketing mạng xã hội hiệu quả.
Social media marketing là gì?
Social media marketing được hiểu là hoạt động tiếp thị trên các kênh mạng xã hội nhằm mục đích gắn kết khách hàng với doanh nghiệp. Từ đó đẩy mạnh độ nhận diện thương hiệu, gia tăng lượt truy cập website và đạt được mức doanh số bán hàng như mong muốn.
Các hoạt động social media marketing bao gồm sáng tạo nội dung, chạy quảng cáo, phân tích lượt tương tác trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến như facebook, Instagram, snapchat, Twitter, Tiktok, Youtube,…
Mỗi nền tảng có mức độ cạnh tranh và sức hấp dẫn riêng biệt để tối ưu trải nghiệm người dùng. Thông thường, doanh nghiệp sẽ thực hiện các hoạt động tiếp thị đa kênh để tiếp cận và nhận được nhiều lượt tương tác hơn. .
Hiểu rõ về ưu nhược điểm của social media marketing giúp doanh nghiệp có những chiến lược đúng đắn và đạt được mục tiêu kỳ vọng.
Ưu điểm
Sức mạnh của tiếp thị mạng xã hội mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích đáng kể như:
- Gia tăng độ nhận diện thương hiệu: Thương hiệu là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp nâng cao doanh thu và hiệu quả bán hàng. Với sự gia tăng của người dùng social media hiện nay thì việc hoạt động tích cực trên các nền tảng mạng xã hội giúp doanh nghiệp nhận được sự chú ý và tiếp cận được với nhiều khách hàng ở khắp mọi nơi.
- Xây dựng niềm tin với khách hàng: Social marketing cho phép khách hàng tiếp nhận nội dung hữu ích về sản phẩm, đánh giá sản phẩm thông qua trải nghiệm người dùng trước. Từ đó tạo dựng được niềm tin của người dùng và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng.
- Duy trì mối quan hệ mật thiết với khách hàng: Doanh nghiệp hiện nay không chỉ giới hạn ở việc trả lời tin nhắn và bình luận mà còn mở rộng dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/24, sáng tạo các cuộc thi, hoạt động giveaway để giữ chân khách cũ và tìm kiếm khách mới.
- Đánh giá Insight khách hàng hiệu quả hơn nhờ vào tính năng phân tích về nhóm đối tượng, nội dung được quan tâm và lượt tương tác được cung cấp bởi các trang mạng xã hội.
Nhược điểm
Để đảm bảo các chiến dịch truyền thông diễn ra hiệu quả, doanh nghiệp cần dành nhiều thời gian và có đủ nguồn lực để xây dựng. Một số nhược điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý trước khi thực hiện social media marketing như sau:
- Xây dựng đội ngũ điều hành chương trình tiếp thị đòi hỏi có đủ kinh nghiệm và có kỹ năng chuyên môn để thực hiện.
- Thời gian triển khai lâu dài, không đạt được kết quả ngay lập tức.
- Dễ bị “ăn cắp”, đạo nhái ý tưởng từ đối thủ.
- Rủi ro về hình ảnh thương hiệu cao bởi tất cả những bài đăng trên nền tảng mạng xã hội là công khai.
Cùng điểm qua một số xu hướng social marketing dự đoán sẽ bùng nổ mạnh vào những năm tới dưới đây:
Video ngắn: Đi kèm theo sự phát triển của Tiktok, Youtube Shorts và Instagram reels là xu hướng phát triển các video dạng ngắn thu hút người dùng và có sức lan tỏa thương hiệu. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất nội dung mà vẫn có được content ảnh hưởng toàn cầu.
Influencer marketing: Chìa khóa tạo nên thành công của các chiến lược influencer marketing là tính chân thực từ chính trải nghiệm của người nổi tiếng. Thay vì quảng cáo thì các nhãn hàng chuyển qua hình thức hợp tác với KOL, KOC để thu hút khách hàng hiệu quả hơn.
Thế hệ gen Z có xu hướng mua hàng từ những thương hiệu mà họ tin tưởng. Thương hiệu này được giới trẻ tìm thấy thông qua chia sẻ của những người mà họ tin tưởng.
Bên cạnh đó, giới trẻ còn có xu hướng đưa ra những quyết định mua sắm dựa vào tác động của thương hiệu đối với môi trường. Do đó, tính bền vững, trung thực cũng là yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần xây dựng để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Các loại hình marketing mạng xã hội
Một số hình thức social marketing được sử dụng phổ biến hiện nay gồm:
- Social new: Triển khai dưới dạng bài viết cung cấp thông tin giải trí, xã hội, tin tức để người dùng thảo luận và đánh giá trực tiếp.
- Social sharing: Chia sẻ thông tin dưới dạng hình ảnh, video có nội dung hài hước hoặc ý nghĩa.
- Social network: Các website mạng xã hội được xây dựng nhằm tạo không gian cho người dùng trao đổi, trò chuyện về chủ đề được đề cập.
- Blog và forum: Diễn đàn trực tuyến cho phép người dùng chat trực tiếp, trò chuyện, trao đổi thông tin với nhau.
Triển khai marketing thông qua mạng xã hội cho doanh nghiệp
Trước khi triển khai marketing thông qua mạng xã hội, doanh nghiệp có thể tham khảo một số kinh nghiệm hữu ích dưới đây để đạt được hiệu quả như mong muốn:
Bước 1: Xây dựng chiến lược social media marketing
Bao gồm công đoạn xác định mục tiêu (nhận diện thương hiệu, tăng lượt truy cập, lượt tương tác,..), lựa chọn mạng xã hội phù hợp (tiktok, facebook,..), định hướng nội dung muốn chia sẻ (video ngắn, hình ảnh, quote ý nghĩa,…)
Bước 2: Lập kế hoạch đăng bài chi tiết vào các khung giờ vàng để tiếp cận với nhiều người dùng hơn.
Bước 3: Theo dõi lượt tương tác và nhanh chóng phản hồi kịp thời. Loại bỏ các bình luận mang tính chất tiêu cực, spam.
Bước 4: Theo dõi các chỉ số marketing và phân tích kết quả đạt được, từ đó đưa ra các giải pháp điều chỉnh kịp thời.
Bước 5: Cân nhắc thêm hình thức quảng cáo để rút ngắn thời gian tiếp cận tới khách hàng và nhắm đúng đối tượng mục tiêu.
Để đánh giá mức độ hiệu quả khi triển khai các chiến dịch marketing, doanh nghiệp cần theo dõi những chỉ số dưới đây:
- Click: Hiển thị số lượng người click vào bài đăng của doanh nghiệp.
- Reach: Số lượng người dùng tiếp cận nội dung bài đăng.
- Engagement: Hiển thị số lượng người tương tác với bài đăng của bạn.
- Hashtag performance: Cho biết hashtag nào đang thu hút và nhận được sự quan tâm từ công chúng.
- Sentiment: Đo lường cách người dùng react lại nội dung bài đăng.
Bí kíp phát triển các kênh mạng xã hội hiệu quả
Một số tip hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn phát triển các kênh mạng xã hội hiệu quả hơn:
- Tập trung vào sáng tạo nội dung bằng cách phân tích xu hướng, bắt kịp trend để content không bị “lỗi thời”.
- Ưu tiên xây dựng nội dung dưới dạng video để tăng lượt xem và lượt truy cập.
- Xây dựng chủ đề hình ảnh trên instagram là ý tưởng không tồi.
- Đăng bài vào thời điểm thích hợp khi bạn và khách hàng có thể tương tác với nhau.
- Phân tích độ hiệu quả của chiến dịch giúp doanh nghiệp cải thiện kịp thời và rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo.
Tóm lại, với sự bùng nổ của Social media thì doanh nghiệp không nên bỏ lỡ hình thức marketing này. Hy vọng thông qua chia sẻ trên bài viết, bạn đọc đã tích lũy cho mình những thông tin giá trị cũng như cập nhật kiến thức hữu ích về tiếp thị trên mạng xã hội. Từ đó có thể tự tin triển khai và xây dựng các chiến dịch social media marketing hiệu quả nhất.