Nội dung
Có nhiều công ty mặc dù đã hoạt động với thời gian khá dài trên thị trường nhưng quy chuẩn bộ nhận diện thương hiệu của họ lại rất kém hiệu quả và thiếu đồng bộ với nhau. Điều này sẽ vô tình tạo ra một số khó khăn để doanh nghiệp có thể truyền tải thông điệp mà họ muốn gửi gắm tới xã hội.
Nếu khách hàng cảm thấy khó hiểu đối với những thứ bạn làm ra thì hậu quả là niềm tin đối với sản phẩm của công ty cung cấp cũng sẽ sụt giảm.
Những điều cần biết về quy chuẩn bộ nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu được hiểu là tập hợp đầy đủ các yếu tố khác nhau để tạo nên một hình ảnh thương hiệu khác biệt của công ty so với đối thủ khác trên thị trường.
Những yếu tố này thường liên quan đến Logo, khẩu hiệu, thiết kế văn phòng làm việc, cửa hàng trưng bày sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng, đồng phục đi làm, màu sắc chủ đạo của công ty,…
Nhìn chung, nếu chúng ta làm tốt công tác xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu thì khách hàng sẽ cảm nhận được sự đặc trưng và tính thống nhất của tất cả mọi thứ liên quan đến công ty trong lúc trải nghiệm sản phẩm.
Nhận diện thương hiệu có thể tăng độ phủ sóng của tổ chức trên thị trường. Nhiều người biết đến thương hiệu nên hoạt động bán hàng cũng được cải thiện tốt hơn. Sự nổi tiếng sẽ đóng góp đáng kể cho việc khẳng định vị thế cạnh tranh ngày càng lớn mạnh so với những công ty cùng ngành nghề khác.
Bên cạnh đó, nhà quản lý còn sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu để truyền tải chính sách, thông điệp đến toàn bộ các nhân viên đang làm việc tại tổ chức. Điều này có thể giúp họ hiểu được chiến lược phát triển của công ty trong tương lai và dễ dàng phối hợp làm việc hiệu quả với nhau.
Các việc cần làm để xây dựng quy chuẩn bộ nhận diện thương hiệu
Bộ quy chuẩn nhận diện thương hiệu được xem là bản nội dung hướng dẫn cụ thể cho tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc xây dựng hình ảnh của công ty thông qua các sản phẩm thiết kế, kênh truyền thông, kế hoạch phát triển thương hiệu,…
Để xây dựng một bộ quy chuẩn tốt thì chúng ta phải nhận thức rõ mục đích và giá trị mà doanh nghiệp muốn đem lại cho xã hội là gì để làm nền tảng cho việc xây dựng chiến lược phát triển trong tương lai. Nghiên cứu thị trường và xác định vị thế của mình so với đối thủ. Từ những thông tin này mà bạn có thể dựa vào đó để tìm ra một bản sắc riêng cho công ty sẽ như thế nào về sau.
Khi đã có định hướng cụ thể bằng kế hoạch chuẩn bị từ trước thì chúng ta sẽ đi sâu vào công việc thực tế nhằm xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu một cách hiệu quả. Hoạt động này có liên quan đến tất cả mọi khía cạnh có thể tác động đến nhận thức, cảm xúc của khách hàng dành cho tổ chức.
Từ cách thiết kế logo thương hiệu, danh thiếp, kiểu dáng sản phẩm, bao bì, cửa hàng, văn hóa công sở, dịch vụ chăm sóc khách hàng,… Những yếu tố này cần phải thể hiện một cách nhất quán với mục đích ban đầu là để khách hàng nắm bắt được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
Công ty có thể ban hành các văn bản nội bộ hoặc công khai về quy chuẩn bộ nhận diện thương hiệu cho nhân viên, khách hàng hoặc đối tác tham khảo.
Điều này sẽ giúp họ hiểu rõ thông điệp, phong cách mà doanh nghiệp đang xây dựng theo từng giai đoạn. Ngoài ra, bạn còn phải đảm bảo việc kiểm soát cẩn thận những nội dung này phải phù hợp với chính sách mới nhất về định hướng phát triển hình ảnh thương hiệu của công ty.
Xây dựng quy chuẩn bộ nhận diện thương hiệu là một công việc quan trọng và không hề dễ dàng để chúng ta thực hiện. Nó đòi hỏi cả một quá trình mất rất nhiều thời gian lẫn công sức phải bỏ ra.
Vì vậy, bạn phải có một sự chuẩn bị đầy đủ trước khi lên kế hoạch phát triển và tạo ra những hình ảnh khác biệt của thương hiệu trên thị trường.